Thưa Anh Chị Em Áo Lam,
Mặc dù đã biết thái độ nghe Kinh, nghe Pháp như thế nào mới đúng cách, đôi khi chúng ta vẫn còn phạm nhiều sai lầm trong vấn đề này. Điều đáng lưu ý là không những chúng ta ngày nay mà hồi xưa, lúc đức Phật còn tại thế cũng đã có những người nghe Kinh, học Kinh thiếu nghiêm túc rồi.
Thuở đó, có năm người đệ tử tại gia của đức Phật đến nghe ngài giảng Pháp tại chùa Kỳ Viên. Trong khi đức Phật đang giảng nói, một người ngồi ngủ gục, một người lấy ngón tay vẽ vạch dưới đất, người thứ ba ngồi phía sau gần gốc cây, lắc nhẹ vào cành lá, người thứ tư ngẩng đầu lên nhìn trời còn người thứ năm, ngồi gần bên đức Phật chăm chỉ nghe lời Phật, chẳng bỏ sót câu nào. Tôn giả A Nan đứng hầu bên cạnh Phật, nhìn thấy rất rõ cả năm người nên khi đức Phật giảng xong, tôn giả thưa riêng với ngài về thái độ nghe kinh của họ. Đức Phật nói: “này A Nan, năm người cư sĩ này còn chưa dẹp bỏ xong các thói quen của họ trong kiếp trước. Người ngồi ngủ gục, kiếp trước vốn là một con rắn, thường khoanh mình lại nằm trong xó, ngủ triền miên. Người thứ hai thì kiếp trước là một con trùn thường chui qua chui lại trong đất. Người thứ ba kiếp trước là một con khỉ, cứ luôn chuyền cành nọ sang cành kia. Người thứ tư, đời trước là một nhà chiêm tinh cứ ngẩng đầu lên xem các vì sao trên trời còn người thứ năm kiếp trước là một nhà toán học. Này A Nan, cần phải chú tâm chăm chỉ mới biết nghe chánh Pháp. Vẫn còn rất nhiều người chẳng biết chú ý lắng nghe”
Tôn giả A Nan thưa hỏi: “Bạch đức Thế tôn, có những sự ngăn cản nào khiến cho người ta không nghe hiểu được chánh pháp đang giảng nói?” Đức Phật đáp: Có 3 thứ độc lớn ngăn cản người nghe khó lòng thấu hiểu được chánh pháp, đó là: tham, sân, si, nhất là tham, lửa tham đốt cháy tâm tất cả chúng sanh không hề ngưng nghỉ” rồi đức Phật nói lên bài kệ sau đây:
Lửa nào bằng lửa tham
Chấp nào bằng sân hận
Lưới nào bằng lưới si
Sông nào bằng sông ái
( Kệ số 251 _ Kinh Pháp Cú)
Nhà thơ Phạm Thiên Thư dịch:
Lửa nào bằng tham dục
Ngục nào bằng tâm sân
Lưới nào hơn mê đắm
Sông ái dục nhận chìm
Đây là đề tài mà anh chị em chúng ta cần suy gẫm và quán chiếu về “Hạnh Lắng Nghe” cũng như ảnh hưởng tai hại của ba Độc: Tham, Sân, Si và Ái dục lên hạnh lắng nghe.
Thân kính chúc Anh Chị Em luôn tỉnh thức và trau giồi hạnh lắng nghe, và nghe Pháp đừng ngủ gục với suy nghĩ rằng kiếp trước chúng ta không phải là con trùn hay con rắn !
Trân trọng,
Nhóm Áo Lam
508 lượt xem
Tin khác
NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN ĐỐI VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 Nhật Bảo – Nguyễn Đức Nguyên Thông ghi lại từ Pháp thoại của Hòa thượng Thích Thái Hòa đêm mùng 8…
Pháp thoại tuần lễ huân tu mùa Phật Đản phật lịch 2564 – dương lịch 2020 Mời các bạn xem lại clip hay và ý nghĩa nhân mùa Phật Đản của…
Trung Quán Luận được kiết tập trong Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 30, kinh số 1564 (T30n1564), được Cưu-ma-la-thập dịch sang Hán vào năm 409 từ nguyên văn tiếng Phạn do Bồ…
NGÀY THẾ TÔN THÀNH ĐẠO – MỘT KỶ NGUYÊN MỚI Ngày thành đạo của Đức Thế Tôn cách đây 26 thế kỷ, đã mở ra cho nhân…
BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG GĐPTVN TỔ CHỨC GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN BẬC LỰC LẦN THỨ 10 TẠI CHÙA THẬP THÁP DI ĐÀ – TỈNH BÌNH ĐỊNH Sáng ngày 16/11/2019…